BÍ MẬT THIÊN NIÊN KỶ

BÍ MẬT THIÊN NIÊN KỶ
Tổng phát hành tại nhá sách Kinh tế 490B Nguyễn Thị Minh Khai, P2, Q3, TP HCM

NGUYÊN LÝ 80/20


Nguyên lý 80/20 - theo đó, 80% các kết quả được sản sinh từ 20% các nguyên chất - quả là một nguyên lý đúng với thực tế về những con người và tổ chức hoạt động có hiệu năng cao.
 

Được trình bày trong một trong những cuốn sách độc đáo, có sức khích gợi, và có tầm tác động lan tỏa nhất của thập kỷ, Nguyên lý 80/20 chỉ cho bạn cách làm thế nào để có thể nâng cao được hiệu năng lên nhiều hơn nữa với một lượng thật ít công sức, thời gian, và nguồn lực hơn nữa, đơn giản chỉ bằng con đường tập trung vào nhóm 20% quan trọng hàng đầu.

Điều đáng kinh ngạc là, mặc dù Nguyên lý 80/20 đã có những ảnh hưởng to lớn đến thế giới ngày nay, đây lại là cuốn sách đầu tiên hướng dẫn bạn cách sử dụng nguyên lý ấy một cách có hệ thống và thực tế. Quy luật về một tình trạng không cân bằng có thể đoán trước được này - tư tưởng nền tảng của Nguyên lý 80/20 - lần đầu tiên được phát hiện bởi Vilfredo Pareto - người đã khám phá ra rằng 80% lượng của cải của một xã hội vào tay 20% số người trong xã hội đó.

Quy luật về một tình trạng không cân bằng có thể đoán trước được ấy hiện hữu trong từng ngóc ngách của cuộc sống. Nguyên lý 80/20 của Richard Koch mở ra cho chúng ta nhìn thấy những phương cách khác thường mà theo đó thế giới này vận hành. Ông đã làm sáng tỏ sự xác thực và sức mạnh của một nguyên lý qua vô số những ví dụ xét từ nhiều bình diện - sản xuất kinh doanh, cá nhân, và xã hội. Thông thường, 20% các sản phẩm đem về 80% giá trị doanh số; và 20% các khách hàng cũng có một vai trò như thế; 20% các tên tội phạm gây ra 80% các vụ phạm pháp; 20% những người sử dụng phương tiện giao thông gây ra 80% tai nạn; 20% của các tấm thảm được 80% các bước chân giẫm lên; và 20% các quần áo của bạn được đem ra mặc trong 80% thời gian.

Nguyên lý 80/20 là chiếc chìa khóa để kiểm soát đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta có thể tận dụng được một số ít những động lực mãnh mẽ nằm sẵn bên trong và xung quanh mình thì công sức, nỗ lực của chúng ta có thể trở nên một lực đòn bẩy để nhân mức độ hiệu quả lên thành những bội số. Hầu hết những gì chúng ta làm đều chỉ mang lại những kết quả nhỏ nhặt. Một phần nhỏ trong những gì chúng ta làm quả có một tầm quan trọng trổi vượt. Do vậy nếu tập trung vào những cái số ít quan yếu ấy, chúng ta có thể kiểm soát được sự việc thay vì bị chúng kiểm soát, và nhân kết quả đạt được lên gấp nhiều lần.